Trang chủ

Tìm hiểu về cá lóc - Không những là món ngon mà còn là thuốc quý

Cá lóc hay còn được gọi là cá quả, cá chuối, cá sộp… là loại cá được nhiều người yêu thích bởi thịt cá vị ngọt, mềm, ít mỡ, chứa nhiều khoáng chất và các vitamin bổ sung năng lượng cho cơ thể. Cá lóc không chỉ là nguyên liệu chế biến nhiều món ngon khó cưỡng như cá lóc hấp, cá lóc nướng, canh chua cá lóc, cháo cá lóc,... Cá lóc còn là một vị thuốc chữa bệnh hiệu quả.

1. Cá lóc là cá gì?

Cá lóc hay còn được gọi với tên khác là cá quả, cá chuối, cá sộp, cá tràu, cá trõn và ở mỗi vùng cá lóc sẽ được gọi theo mỗi tên khác nhau.

Cá lóc có nguồn gốc thuộc họ Channidae (Họ cá quả) và ở Việt Nam, họ cá lóc chủ yếu là cá chuối hoa (Channa maculata). Cá lóc sống tự nhiên ở các sông, suối, ao hồ nước ngọt hoặc được nuôi trong ao nước ngọt nhân tạo.

Cá lóc có đặc điểm là đầu to dẹt, trông như đầu rắn. Phần thân tròn, da lưng màu đen ánh nâu bạc và thường có mùi tanh nhẹ và nhớt.


2. Cá lóc bao nhiêu calo?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 150gr thịt cá lóc sẽ cung cấp khoảng 118 calo và lượng calo sẽ thay đổi tuy vào món ăn bạn chế biến.

3. Thành phần dinh dưỡng của cá lóc

Trong 150gr cá lóc có chứa các thành phần dinh dưỡng như sau:

Chất đạm: 20gr

Chất béo: 4gr

Carbs: 15gr

Canxi: 6%

Sắt: 2%

Protein: Với 20gr protein trong thịt cá, cá lóc cung cấp cho cơ thể 1 lượng đạm cần thiết trong đó có Albumin – protein quan trọng cho sức khoẻ. Bên cạnh đó, trong cá lóc còn dồi dào các axit amin cần thiết cho cơ thể.

Chất béo: Chất béo trong cá lóc được tạo nên từ các axit béo không bão hòa đa – điều này góp phần vào quá trình tổng hợp prostaglandin, giúp phục hồi các vết thương. Ngoài ra, tỷ lệ axit béo Omega-3, Omega-6 của cá cũng rất tốt cho sức khoẻ.

Carbs: 15gr carb trong cá lóc sẽ cung cấp năng lượng cho cơ thể, để cơ thể có thể duy trì hoạt động trong ngày.

Lượng calo và thành phần dinh dưỡng chỉ tính trong 150gr thịt cá lóc, lượng calo sẽ thay đổi tùy theo cách chế biến vì vậy, bạn hãy cân nhắc các nguyên liệu khi chế biến món ăn để cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể nhé.

4. Mô tả cá lóc

Thân tròn, dài 30 – 50 cm, đầu dẹt, miệng to, hơi xiên, hàm dưới nhô ra, bụng tròn, phần gần đuôi dẹt bên. Trên thân, có nhiều đốm và chấm đen, lưng màu đen, bụng trắng nhạt. Nhìn chung, toàn thân màu đen hoặc xám hơi vàng. Vây lưng và vây hậu môn kéo dài đến tận đuôi, vây đuôi tròn xòe rộng. Các vây không có gai cứng.

Cá có cơ quan hô hấp phụ nên có thể sống khá lâu trong điều kiện nước thiếu oxy. Cá quả nặng 1,3 kg, con lớn có thể đến 5 – 7 kg.


5. Phân bổ, sinh thái

Cá lóc là loài cá nước ngọt, sống chủ yếu ở vùng nước nông, gần bò, nơi có nhiều cây cỏ thủy sinh, nhất là ao, hồ, ruộng, đầm. Vùng đồng bằng, trung du và miền núi đều có cá lóc. Là loài cá dữ, nhất là khi nuôi con, nên không được nuôi cá lóc chung với các loài cá khác. Thức ăn thông thường của cá lóc là cá con, ếch, nhái, côn trùng sống ở nước. Cá đẻ trứng vào tổ làm bằng loài cỏ nước, mỗi năm 4-5 lần. Khi trứng nở, cá đực nuôi con đến khi chúng biết tự săn mồi.

6. Công dụng trong làm thuốc

Cá lóc được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là lệ ngư. Thịt cá được dùng chủ yếu. Cũng có thể dùng mật cá.

Cá lóc có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng trừ phong, hạ hỏa, tiêu thũng, chống viêm.

- Theo kinh nghiệm dân gian, khi trẻ em bị ra mồ hôi trộm, lấy cá lóc (100 g) rửa sạch nhớt bằng nước sôi, lọc lấy thịt, thái nhỏ, rán cho vàng thơm, nấu vối 300 ml nước được 200 ml, thêm muối cho đậm. Cho trẻ ăn cả cái lẫn nước trong một ngày. Dùng 3 ngày.

- Thịt cá lóc (1 con) nấu nhừ với lá bìm bìm non, lá dâu non hoặc quả bí đao (50 g). Ăn trong ngày đến khi đái được và nhẹ mặt, chữa cam thũng (phù thũng ở trẻ nhỏ).

- Để chữa lở ngứa kinh niên, lâu ngày không khỏi, lấy cá lóc (1 con), làm sạch, mổ bụng, bỏ hết ruột, nhồi đầy lá ké đầu ngựa vào. Buộc chặt. Lại lấy lá ké bọc xung quanh mình cá, đốt lửa cho đến khi lớp lá ké cháy hết thì gỡ bỏ lá. Ăn hết thịt cá trong một ngày. Dùng 2-3 ngày.

- Mật cá lóc (không đắng như mật của các cá khác) tẩm bông sạch, bôi nhiều lần trong ngày, chữa viêm họng thể nguy cấp.

- Theo tài liệu nước ngoài, ở Trung Quốc, cá lóc (1 con) làm sạch nhốt, đánh vảy, mổ bụng, bỏ hết ruột, sấy khô giòn, tán bột, rây mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 g chữa sốt cao, mồ hôi trộm, viêm gan, vàng da.

Người ta còn chế biến cá quả thành những món ăn vị thuốc phổ biến như sau:

– Chữa nhọt trong tai: Cá quả (250 g), cá mực (200g), đậu phụ (50 g), trám muối (4 quả). Tất cả ninh nhừ. Ản cả cái lẫn nước trong một ngày.

– Chữa sốt cao, háo khát, bí đái do thận hư: Cá quả (1 con) làm sạch, nấu chín với đậu phụ (250 g). Ăn vào hai bữa cơm.

7. Ăn cá lóc có tác dụng gì?

Ngăn sưng tấy, phù nề


Khi cơ thể không được cung cấp đủ Albumin, các phân tử trong máu sẽ bị lắng đọng, kết tủa và gây ra biến đổi hình dạng của các tế bào máu, từ đó dẫn đến bị sưng tấy, phù nề và bầm tím ở cơ thể.

Vì thế, bạn hãy bổ sung đầy đủ Albumin từ thịt cá lóc để có thể giúp ngăn ngừa sự xuất hiện của các vết sưng tấy, phù nền trên cơ thể.

Cân bằng chất lỏng trong cơ thể


Để duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể, Albumin là một chất rất quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng này.

Albumin sẽ hoạt động bằng cách sản sinh ra nước trong máu để dẫn vào các tế bào cơ thể khi cơ thể đang thiếu chất lỏng. Và ngược lại, khi cơ thể dư chất lỏng thì Albumin sẽ giúp thải các lượng chất lỏng dư ra khỏi tế bào và đưa ngược vào máu, để giúp cơ thể cơ bằng chất lỏng.

Cân bằng dinh dưỡng và nội tiết tố


Albumin là một loại protein cân bằng dinh dưỡng và nội tiết tố bằng cách giữ lại và làm tiêu hoá các vitamin tan trong chất béo tương tự như axit amin.

Ngoài vitamin, albumin còn chứa các tế bào máu dạng hoà tan, protein, hormone và khoáng chất để lưu thông và điều hoà hệ tuần hoàn của cơ thể.

Giúp khắc phục tế bào và mô bị tổn thương


Albumin trong cá lóc có thể giúp khắc phục tế bào và mô bị tổn thương. Albumin hoạt động bằng cách thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào và truyền tin đến hệ thống miễn dịch.

Có thể giúp khắc phục tế bào và mô bị tổn thương

8. Các món ngon từ cá lóc

Loại cá này giàu chất đạm ăn lành tính giúp tăng cường sức đề khàng cho cơ thể. Các món ngon làm từ cá lóc như: cá lóc nướng trui, cá lóc hấp, cá lóc chiên, cá lóc kho, canh chua cá lóc, cháo cá lóc,.. cho gia đình bạn thay đổi khẩu vị giúp bữa ăn phong phú hơn.


Cá lóc hầm bí đao: cá lóc 1 con khoảng 300g (bỏ ruột, không róc vảy rửa sạch); bí đao 300g (gọt vỏ, thái lát), hành tỏi đập giập. Tất cả cho vào nồi, cho nước và gia vị, không cho muối, hầm chín. Ăn ngày 1 lần, ăn 3 – 5 ngày. Thích hợp cho người phù nề tay chân; phù do nhiễm độc thai nghén, do các bệnh tim thận; phù do thiếu dinh dưỡng.

Cá lóc hầm đại táo: cá lóc 1 con khoảng 30g, đại táo 30g, gừng đập giập 12g. Cá làm sạch vảy, bỏ ruột, đầu đuôi, cắt khúc, cho mắm, muối, bột tiêu, gia vị, nước nấu nhừ. Mỗi tuần ăn 2 – 3 lần. Dùng tốt cho người bị lao phổi, suy nhược…

Ruốc cá lóc: cá lóc 1 con khoảng 1kg làm sạch vảy, bỏ ruột, đầu đuôi, cắt khúc, cho mắm muối, bột tiêu, gừng đập giập, không cho hành và mì chính, cho ít nước sôi kho chín, gỡ bỏ xương, giã thành ruốc, thêm muối tiêu và chút bột gừng đảo khô lại trên chảo, để nguội cho vào lọ sạch đậy nắp kín, ăn kèm trong các bữa ăn. Ăn từng đợt 5 – 7 ngày. Thích hợp cho người cao tuổi, phụ nữ, trẻ em suy nhược, gầy yếu chán ăn.

Cá lóc nấu đậu đỏ: cá lóc 1 con 300g, đậu đỏ 100g. Cá làm sạch vảy, bỏ ruột, đầu đuôi, cắt khúc; thêm mắm, muối, bột tiêu, gia vị, nước nấu nhừ. Ăn 1 lần trong ngày, đợt 5 – 7 ngày. Chữa thận hư nhiễm mỡ.

Canh cá lóc đậu đỏ bí đao: cá lóc 1 con 300g, đậu đỏ 50g, bí đao 200g. Cá làm sạch vảy, bỏ ruột, đầu đuôi, cắt khúc; bí đao gọt vỏ thái lát. Cá và đậu đỏ ninh cho nhừ, cho bí đao vào, đun thêm 30 phút, thêm ít đường phèn (30 – 50g). Ăn trong ngày. Tác dụng thanh nhiệt, tiêu thũng.

Canh cá lóc hoàng kỳ, hồng sâm: cá lóc 1 con 300g, đông quỳ tử 24g, sinh hoàng kỳ 30g, hồng sâm 10g, hoài sơn 30g. Cá làm sạch vảy, bỏ ruột, đầu đuôi, cắt khúc; đông quỳ tử và hoàng kỳ cho vào túi vải; hồng sâm thái phiến. Tất cả cho vào nồi, thêm nước vừa đủ đun nhỏ lửa trong 2 giờ. Ăn một lần. Tác dụng: bổ nguyên khí, thông tiểu. Dùng tốt cho người sau phẫu thuật tuyến tiền liệt, suy yếu, mệt mỏi, đoản hơi, sắc mặt nhợt nhạt.

Cá lóc nướng: cá lóc 1 con, trát đất xung quanh, vùi vào đống lửa đến khi đất khô nứt nẻ là cá chín. Bóc bỏ lớp đất, bỏ ruột, chấm mắm nêm, ăn với bánh tráng, lá dấp cá và các rau thơm khác. Tác dụng: bổ nguyên khí, mát máu, thông tiểu.

Nguồn thông tin: Tham khảo và tổng hợp từ internet

Cá lóc có thể chế biến nhiều món ăn ngon, lại tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên ai cũng biết làm sạch và sơ chế cá lóc khá cực và mất nhiều thời gian. Vậy nên, sao bạn không ghé qua Casach.vn tham khảo thử các sản phẩm cá lóc được sơ chế sẵn, đa dạng quy cách, từ cá lóc làm sạch nguyên con, đến cá lóc cắt khúc, hay cá lóc fillet sạch xương cho bé? Bảo đảm bạn sẽ hài lòng về chất lượng sản phẩm do cá được tuyển chọn và làm sạch tại nhà máy đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Link sản phẩm:

- Cá lóc làm sạch nguyên con: https://ckfoods.vn/ca-loc-lam-sach-400-500gr-p239/

- Cá lóc cắt khúc: https://ckfoods.vn/ca-loc-cat-khuc-p7/

- Cá lóc fillet: https://ckfoods.vn/ca-loc-fillet-p73/

- Khô cá lóc tẩm muối ớt: https://ckfoods.vn/kho-ca-loc-uop-muoi-ot-500-g-p318/

- Cá lóc kho tộ (cá kho sẵn): https://ckfoods.vn/ca-loc-kho-to-p298/

0 Giỏ hàng
0937352645
Hàng hot